Bên sử dụng Tupolev Tu-16

Các bên sử dụng Tu-16/H-6 hiện thời màu đỏ nhạt, các bên từng sử dụng màu đỏ đậm
  •  Armenia - 30 chiếc được thừa kế từ Liên bang Xô viết. Dừng hoạt động năm 1995.[1]
  •  Azerbaijan - 10 chiếc được thừa kế từ Liên bang Xô viết. Dừng hoạt động năm 1995.[2]
  •  Belarus - 121 chiếc được thừa kế sau khi Liên bang Xô viết sụp đổ [3], ngừng hoạt động năm 1995.[4]
  •  Trung Quốc - Một số chiếc Tu-16 được cung cấp năm 1959; sau này được chế tạo theo giấy phép với tên định danh Xian H-6[5]
  • Ai Cập - Sử dụng Tu-16KS, Tu-16T, Tu-16KSR-2-11, và Tu-16R. Cũng sử dụng H-6. Chiếc cuối cùng ngừng hoạt động năm 2000.[5]
  • Gruzia - 20 chiếc được thừa kế từ Liên bang Xô viết. Dừng hoạt động năm 1995.[6]
  •  Indonesia - 25 chiếc Tu-16KS-1 được mua năm 1961, đã được dùng khi chuẩn bị cho Chiến dịch TRIKORA năm 1962 (chiếm Tây New Guinea từ Hà Lan) ở Tây New Guinea (hiện là Papua và Papua Barat). Tất cả chúng đều được dự định sử dụng tấn công Tàu sân bay Hà Lan Karel Doorman đang hoạt động gần Irian Barat. 14 chiếc thuộc Skadron 41 và 12 chiếc thuộc Skadron 42. Tất cả chúng đều đóng tại Căn cứ Không quân Iswahjudi, Madiun, Đông Java. Toàn bộ đã ngừng hoạt động năm 1969. Không còn phục vụ từ năm 1970 [5]
  •  Iraq - Tám chiếc Tu-16, sáu Tu-16KSR-2-11. Cũng sử dụng cả H-6. Tất cả đều bị phá hủy trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc năm 1991.[5]
  •  Nga
  •  Liên Xô
  •  Ukraina - 18 chiếc được thừa kế từ Liên bang Xô viết.[3]